Pages

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Chuyện bây giờ mới kể

Năm 1963, một nhà thơ người Hải Phòng tên là Hà G. sang tôi chơi. Khi ấy, tôi là giáo viên cấp 2 dạy văn và sử ở vùng mỏ Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Anh kể cho tôi biết anh đang tìm cách cứu một cô gái 18 tuổi có khả năng bị đuổi khỏi Trường Sư phạm cấp I Kiến An vì chửa hoang, mà không có cách nào. Anh ta bảo nó đẹp và ngoan lắm. Chỉ cần một người nào nhận là người yêu của nó là xong. Tôi bảo sao anh không làm việc nhân đức cứu người đó. Anh bảo, không được, vì mình sắp cưới vợ rồi. Sau này tôi mới biết là anh nói dối. Thế là tôi viết thư cho cô và hẹn sẽ đến thăm để cứu cô. Tên cô là Nguyễn Thị N., người làng A, huyện Vĩnh Bảo (*) .

Tôi đạp xe đến nhà cô, khoảng 75-80km, thấy một ngôi nhà, tường xây, nhưng mái lợp rạ, cái sân rộng đã bóc gạch ra. Bằng kinh nghiệm cá nhân, tôi đoán đây là nhà một địa chủ đã xuống thành phần, vị cố nông nào đó đã trao trả, hoặc cho “chuộc” lại, sau khi tháo ngói trên mái và dỡ gạch dưới sân ra bán để có tiền tiêu. Vào nhà, thấy ông bố đang ngồi trên cái sập gỗ lim kiểu cổ, dáng rất quý phái, hút thuốc lào, cái điếu cổ rất sang với cái ống xe rất dài hình con rắn, rất trang nhã, bà mẹ ngồi nhặt rau muống dưới nền nhà, nền đất, vẻ mặt kiên nhẫn, mệt mỏi và âm thầm. Tôi nói: Thưa hai bác, cháu tên là Minh, 19 tuổi, làm giáo viên ở Mạo Khê, Đông Triều. Cháu đến xin lỗi hai bác là đã có “quan hệ” với em N., để xảy ra cái việc làm hai bác phiền lòng. Em N. chắc cũng đã thưa với hai bác rồi. Giờ cháu xin chịu trách nhiệm và sẽ lo một phần cho em.

Đời người con gái thật tội, có thể vì quá tốt và nhẹ dạ nên dễ bị lừa... (Ảnh minh họa).

Đời người con gái thật tội, có thể vì quá tốt và nhẹ dạ nên dễ bị lừa... (Ảnh minh họa).

Ông bố ngẩng lên, nhìn xói vào mặt tôi, hỏi: Thế ra là anh à? Lạ nhỉ? Có thật thế không? Thật ạ. Tôi thưa. Thế thì em nó ở dưới bếp. Ông ngần ngừ một lúc rồi nói, vừa nói vừa vút cái xe điếu rất dài làm tôi phát hoảng, tưởng ông vụt mình. Tôi xuống bếp, thấy N. đang nấu cơm. Trời nóng, bếp nóng. Cô ngồi, hai đầu gối ngang tai, bụng đã hơi to, liếc ngang thấy cô mặt gầy, cằm hơi nhọn, vêu vao, gò má hơi cao, nhiều nốt tàn hương. Tôi chợt nghĩ: Thế này mà Hà G. bảo là đẹp. Nếu mình lấy N. thì cũng chán. Nhưng rồi lòng thương đã choán hết tâm hồn tôi. Tôi bảo: Chiều nay, anh sẽ nhận trách nhiệm và làm các thủ tục để em không phải bị đuổi học. Sau này, em sinh con, nếu chúng ta thông cảm và thương yêu nhau, em có thể là vợ anh. N. khóc. Em không biết phải cảm ơn anh như thế nào và hoàn toàn không hiểu tại sao, anh lại tự nhiên nhảy vào cuộc. Thôi, em xin anh, anh hãy cứu giúp em cái đận này... Còn anh lấy em làm gì. Anh còn trẻ, lại trai tơ, việc gì mà phải khổ thế... N. khóc thành tiếng, đôi vai rung lên bần bật. Tôi rất thương, nhưng cũng không dám vuốt tóc hay xoa vai cô để an ủi...

Tôi đến thăm cô lần thứ hai, cô đã xin nghỉ học một tháng để sinh con. Lần này tôi thấy cô dễ coi hơn. Tôi bảo có cần anh ra nói trước với trạm xá xã để em ra sinh con không? Cô bảo không cần. Tôi tặng cô một tháng lương 45 đồng và 2 mét vải lụa trắng...

Khoảng hơn một tháng sau, tôi nhận được thư cô, báo tin, em đã sinh cháu gái, lấy tên anh làm đệm và đặt tên cho cháu là Minh Đ. Em cũng lấy tên anh đệm cho mình là Minh N. Em xin lạy anh một lạy và nói dứt khoát với anh rằng, em cấm anh, từ nay không được đến với em nữa. Em không tiếp.

Tôi kể lại chuyện và đưa thư cho bạn bè xem. Chả có ai khen tôi cả. Họ bảo tôi: Mày có máu “Đông Ki sốt” và “hấp mẹ nó rồi”. Sau này, nằm một mình trong đêm, ngẫm nghĩ lại, tôi biết N. đã có thai với ai. Vì tôi thường chậm hiểu, cái gì phải xảy ra rồi tôi mới biết rõ sự tình...

35 năm sau, năm 1998, nhân có việc qua Vĩnh Bảo, tôi đã lên xe đò đi A, định tìm đến ngôi nhà cũ của cô xem bây giờ mọi sự thế nào. Cũng thấy hay hay. Nhưng đến quá nửa đường, tự nhiên thấy mình vớ vẩn, vô duyên... nên tôi lại xuống xe và đi ngược để trở về Hải Phòng...

Gần đây, nhà văn Dương Thị Nhụn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Hải Phòng, bảo tôi: Anh có cần không? Sớm hay muộn thế nào em cũng tìm được tung tích cô gái năm xưa đó. Tôi bảo không cần. Mình thương cô ấy, rất thương. Cũng muốn biết sau đó cô ấy có được hạnh phúc không? Đời người con gái thật tội, vì quá tốt nên nhẹ dạ và dễ bị lừa... Chuyện đã cũ lắm rồi...

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

Nhà thơ TRẦN NHUẬN MINH

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Bố mẹ mắc hội chứng “Tổ rỗng”khi con xa nhà

Tổ ẩm phần nào bị “xáo trộn” khi mà ngôi nhà không còn tiếng cười với bao nhiêu là kỷ niệm.

Hội chứng “tổ rỗng” đã đem lại những nổi vui buồn, ưu tư… cho các bậc bố mẹ khi con cái bay xa, nhưng cần ý thức rằng đó là điều tốt và như tuân theo quy tắc của tự nhiên: một chu kỳ mới của cuộc sống lại bắt đầu!

Bạn đã bao giờ có cảm giác cô đơn? Nếu bây giờ bạn đã là bố, là mẹ hãy nhớ lại thời còn trẻ, khi bạn đã khôn lớn bạn đã từ giã ngôi nhà thân yêu để bước vào đời! Cảm giác cô đơn này, thường được gán cho cụm từ “hội chứng tổ rỗng” những tình cảm, những cảm xúc đã lan tỏa đến những người thân trong gia đình, không chỉ vậy mà cho chính bản thân bạn.

Hội chứng “tổ rỗng” có thể gói ghém trong hai từ rất đơn giản đó là “sự mất mát”. Tuy vậy “sự mất mát” những người con được nghĩ theo hướng “tích cực” khi mà con trẻ đã rời khỏi tổ ấm để theo đuổi việc học hoặc đơn giản hơn là xây dựng cuộc sống cho riêng nó và xây dựng mái ấm gia đình.

Đột nhiên căn nhà trở nên trống rỗng, không còn những bước chân con trẻ trở về, không còn những lời trò chuyện, vui đùa cùng nhau…Tất cả mọi thứ đã thay đổi và để bù lại những trống vắng đó đôi khi bố mẹ lại gọi điện cho con trẻ mỗi ngày, nhiều khi gây những điều “bực mình” cho con!

Đây là giai đoạn “khó khăn” cho các bậc bố mẹ và nếu chỉ còn một trong hai người thì càng khó khăn để vượt qua, cảm giác cô đơn lại càng mãnh liệt! Mặc dù vậy đây là tình huống mà chúng ta phải chấp nhận và tôn trọng, điều quan trọng là làm cách nào để vượt qua? Trong cuộc sống nổi buồn, nổi nhớ đôi khi là những điều “bình thường”! Trong cuộc sống ngày nay, khi mà tính chất công việc đòi hỏi phải xa nhà thậm chí ở một đất nước xa xôi khác, điều này khiến con trẻ phải rời xa ngôi nhà thân yêu, rời xa “cái tổ” với bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu nhưng các bậc bố mẹ cần nhớ rằng đây là “tín hiệu” tốt cho con cái vậy hãy cố gắng vượt qua.

Bố mẹ đôi khi hãy “lãng quên” chuyện này mà tập trung vào cuộc sống cho chính mình. Nên có những kết nối với bạn bè, có những buổi dạo chơi, luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động từ thiện, ông bố bà mẹ nên dành thời gian cho nhau nhiều hơn, tập dần với cuộc sống, chia sẽ và ổn định tâm lý với việc xa con…

Hội chứng “tổ rỗng” là giai đoạn khó khăn để vượt qua nhưng các bậc bố mẹ nên nhớ rằng đây là bước cuối cùng phải đi qua dù sớm hay muộn! Điều quan trọng là chấp nhận tình huống, với mọi nổ lực để vượt qua và đó là cách tốt nhất để sống vui, sống khỏe, mãn nguyện để nhìn con cái với những thành đạt và hạnh phúc.

Bs Ái Thủy

( Theo Amelioretasante )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------